Hệ sinh thái Tự_nhiên

Bài chi tiết: Sinh thái họcHệ sinh thái
Loch Lomond ở Scotland hình thành một hệ sinh thái tương đối biệt lập. Hệ cá trong hồ này hầu như không thay đổi trong khoảng thời gian rất dài.[36]

Hệ sinh thái được cấu thành bởi các thành phần vô sinhhữu sinh tương tác với nhau.[37] Cấu trúc và thành phần được xác định bởi nhiều yếu tố môi trường tương quan. Những biến đổi về các yếu tố này sẽ khơi mào những thay đổi động lực đến các hệ sinh thái. Một số thành phần quan trọng hơn là đất, khí quyển, bức xạ mặt trời, nước và các sinh vật sống.

Ảnh vệ tinh hệ sinh thái của con người ở thành phố Chicago, Hoa Kỳ

Trung tâm của khái niệm hệ sinh thái là ý tưởng về các sinh vật sống tương tác với các yếu tố khác trong môi trường mà chúng sống. Eugene Odum, một nhà sáng lập của sinh thái học nhận định rằng: "Bất cứ thành tố nào bao gồm tất cả sinh vật (như: "quần xã") của một khu vực cho trước tương tác với môi trường vật lý cũng chính là dòng chảy năng lượng dẫn đến sự xác định rõ ràng cơ cấu dinh dưỡng, đa dạng sinh học và các chu trình vật chất (như: trao đổi vật chất giữa những phần vô sinh và hữu sinh) trong hệ thống của một hệ sinh thái."[38] Bên trong hệ sinh thái, các loài có quan hệ với nhau và phụ thuộc nhau qua chuỗi thức ăn, và trao đổi năng lượng và vật chất giữa chúng với nhau cũng như với môi trường mà chúng sinh sống.[39] Khái niệm hệ sinh thái con người căn cứ vào sự giải tỏa cấu trúc giữa hai mặt đối lập loài người/tự nhiên và tiên đề về sự hòa hợp sinh thái giữa tất cả sinh vật, cũng như với những thành phần vô sinh trong sinh cảnh của chúng ta.[cần dẫn nguồn]

Các đơn vị nhỏ hơn của hệ sinh thái được gọi là vi hệ sinh thái. Ví dụ, vi hệ sinh thái có thể là hòn đá và tất cả sinh vật sống bên dưới nó. Một đại hệ sinh thái có thể liên quan đến toàn bộ vùng sinh thái cùng lưu vực của nó.[40]

Vùng hoang dã

Bài chi tiết: Vùng hoang dã
Rừng nguyên sinh dẻ gai châu Âu ở vườn quốc gia Biogradska Gora, Montenegro.Dãy núi Aravalli xanh tươi ở quận Desert-Rajasthan, Ấn Độ. Người ta thắc mắc rừng làm thế nào mà cây xanh có thể tồn tại trong một khu vực nóng như thế ở Rajasthan, nơi nổi tiếng với hoang mạc Thar.

Vùng hoang dã được định nghĩa chung là những khu vực không có sự tác động đáng kể bởi các hoạt động của con người. Quỹ WILD đưa ra định nghĩa chi tiết hơn đó là "những khu vực hoang dã tự nhiên không bị xáo động, nguyên vẹn nhất còn lại trên hành tinh của chúng ta – những nơi hoang dã thực sự cuối cùng mà con người không kiểm soát và đã không phát triển với đường giao thông, đường ống dẫn hoặc cơ sở hạ tầng công nghiệp khác". Các vùng hoang dã có thể được tìm thấy trong các khu bảo tồn, điền trang, nông trang, trại chăn nuôi, rừng quốc gia, vườn quốc gia và thậm chí là những vùng đô thị dọc theo sông ngòi, khe sâu và các vùng chưa phát triển khác. Các vùng hoang dã và công viên được bảo vệ được xem là thành phần quan trọng đối với sự sống còn của một số loài nhất định, là nơi nghiên cứu về sinh thái học, bảo tồn, tĩnh tâm và tiêu khiển.[41] Nhiều nhà văn viết về tự nhiên tin rằng các vùng hoang dã là cần thiết cho tinh thần và sự sáng tạo của con người,[42] và các nhà sinh thái học xem các vùng hoang dã là một phần của hệ sinh thái tự nhiên tự duy trì trên Trái Đất (sinh quyển). Chúng cũng có thể bảo tồn những đặc điểm di truyền lịch sử và từ đó cung cấp môi trường sống cho các hệ độngthực vật hoang dã mà khó có thể tạo ra trong phòng thí nghiệm, vườn ươm cây hay vườn bách thú.